Duration 14:21

LIỆU NHNN CÓ XIẾTÍN DỤNG CHẢY VÀO LĨNH VỰC BẤT ĐỘNG SẢN VÀ CHỨNG KHOÁN - Share Edu 1

1 290 watched
0
6
Published 28 May 2021

#tindungbatdongsan #tindungchungkhoan #taichinhnganhang #nganhangnhanuoc #nganhangthuongmai Bất động sản tăng không phải do tín dụng, nhưng 1 số các Vị khác thì cho rằng vẫn có tiềm ẩn rủi ro VẬY Tiềm ẩn rủi ro từ đâu? Phát biểu tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Hồng - thống đốc NHNN - yêu cầu từng tổ chức tín dụng phải điều hành sao cho tăng trưởng tín dụng an toàn, không đánh đổi lợi nhuận với rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Về tăng trưởng tín dụng quý 1, thống đốc cho biết tăng 2,93%, gấp 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Vậy tín dụng đang chảy vào đâu? Chảy vào lĩnh vực chứng khoán và bất động sản với tỷ trọng khá cao (1,8 triệu tỷ đồng vào lĩnh vực bất động sản và 45.300 tỷ đồng vào lĩnh vực chứng khoán) Ông Nguyễn Tuấn Anh, vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, cho biết theo định hướng của NHNN, tín dụng cả năm nay khoảng 12% và sẽ điều chỉnh theo diễn biến tình hình thực tế. Tín dụng được tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh và những lĩnh vực ưu tiên, kiểm soát chặt tín dụng những lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro... Qua thống kê, dư nợ đầu tư kinh doanh chứng khoán đạt 45.300 tỉ đồng, giảm nhẹ 1% so với cuối năm 2020, nhưng từ tháng 3 đã tăng trở lại. Tín dụng các dự án BOT và BT giao thông đạt 108.000 tỉ đồng, giảm 0,15%. Tín dụng phục vụ đời sống đạt 1,87 triệu tỉ đồng. Đặc biệt, tín dụng bất động sản đạt 1,85 triệu tỉ đồng, tăng 3%. "Tín dụng đối với một số lĩnh vực đều tăng trưởng khá, nhưng cho vay đối với bất động sản và đầu tư trái phiếu doanh nghiệp tăng cao hơn so với mức tăng bình quân. Sự sôi động của thị trường bất động sản, chứng khoán là tiềm ẩn rủi ro đối với hoạt động ngân hàng". Siết cho vay bất động sản, chứng khoán Về điều hành tín dụng thời gian tới, ông Nguyễn Tuấn Anh cho hay sẽ bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tình hình dịch bệnh trong nước và quốc tế. Tín dụng tăng trưởng theo hướng mở rộng, tập trung cho vay với lĩnh vực ưu tiên, sản xuất kinh doanh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Đồng thời, NHNN sẽ kiểm soát chặt tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán, dự án BOT, BT giao thông và tăng cường quản lý rủi ro cho vay đời sống, tín dụng tiêu dùng. Ông Nguyễn Thành Đô - phó chủ tịch, thành viên hội đồng quản trị HDBank - cho rằng dư nợ cho vay bất động sản hiện khá lớn, chiếm hơn 19% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. "Khi có sự biến động của thị trường thì sẽ ảnh hưởng đến toàn hệ thống ngân hàng. Dư nợ cho vay chứng khoán cũng vậy, thị trường lên xuống không thể dự báo được biến động kiểu gì, nhất là khi ngân hàng tự doanh chứng khoán thì rất ảnh hưởng đến nguồn vốn của ngân hàng" - ông Đô nhận định. Giải pháp đặt ra, theo ông Đô, ngoài việc cảnh báo, siết chặt từ phía NHNN thì từng ngân hàng phải đặt ra mức trần cho vay đối với hai lĩnh vực này tùy theo sức khỏe, nguồn vốn của ngân hàng. Ông Phạm Thanh Hà, vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN), cho hay kỳ vọng lạm phát đang tăng do chính sách ở nhiều nước. Ở trong nước, thời gian qua NHNN liên tục mua một lượng lớn ngoại tệ nên cũng có một lượng tiền được đẩy ra nền kinh tế. Nguyên tắc năm nay, NHNN phân bổ chỉ tiêu tín dụng trên cơ sở ưu tiên các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay và tham gia hỗ trợ khách hàng. Trong quá trình điều hành, NHNN sẽ tiếp tục xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với các ngân hàng trên cơ sở đánh giá tình hình hoạt động, năng lực quản trị, khả năng tăng trưởng tín dụng lành mạnh... Qua phân tích tích nếu các nhà đầu tư lạm dụng tín dụng tiền vay của ngân hàng quá đà đối với lĩnh vực chứng khoán và bất động sản thì đều này có thể gây thiệt hại rất lớn cho hệ thống ngân hàng cũng như lạm phát tăng cao gây khó khăn cho đời sống của người dân trong xã hội. Có 1 nghịch lý là dịch bệnh covid 19 càng kéo dài gây khó khăn cho hầu hết các doanh nghiệp thì 2 lĩnh vực Chứng khoán và BĐS lại liên tục tăng cao, phá đỉnh. Dòng tiền giá rẻ được bơm ra nền kinh tế với chí phí giá rẻ ngày càng tăng, và khi hàng hóa sản xuất không tương ứng với lượng tiền, lạm pháp cũng theo đó tăng lên tương ứng. Nhưng để kiềm chế lạm pháp, ổn định giá cả, nền kinh tế NHNN sử dụng công cụ tăng lãi suất, bán trái phiếu, tín phiếu, ngoại tệ mạnh để hút bớt lượng tiền từ lưu thông nhưng do dịch bệnh chưa thể xiết mạnh được. Nhưng nếu xiết tín dụng 2 lĩnh vực CK va BĐS nhanh quá thị trường sẽ diễn biến ngược lại theo chiều tụt dốc, đóng băng 1 chiều tức là nhiều người bán không có người mua. Nên NHNN sẽ xiết từ từ và giám sát theo dõi diễn biến sát thị trường chặt chẽ để các nhà đầu tư làm quen dần, đồng thời có giải pháp tín dụng cho phù hợp từng thời điểm đối với 2 lĩnh vực CK và bđs để tránh những cú sốc đột ngột gây thiệt hại quá đáng cho lĩnh vực thị trường CK và BĐS. Video chia sẻ đến đây là kết thúc, chúc các bạn các quý vị nhà đầu tư có 1 ngày an nhiên, vui vẻ và sức khỏe. Hẹn gặp lại trong video kế tiếp. #ShareEdu1

Category

Show more

Comments - 1